Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp
Máy bơm tăng áp là một trong những thiết bị dân dụng được nhiều gia đình Việt ưu tiên lựa chọn. Đây là dòng máy bơm với tác dụng tăng áp lực đường ống, khiến nước chảy nhanh và mạnh hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều người đây vẫn là loại máy khá mới mẻ. Vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các các thông tin về đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp.
Đặc điểm, cấu tạo của máy bơm tăng áp
Máy bơm tăng áp là dòng máy bơm có tác dụng tăng áp lực nước, giúp nước chảy nhanh và mạnh để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Máy bơm tăng áp thường được sử dụng nhiều nhất là máy bơm tăng áp tự động hoặc trong các loại máy tạo ẩm công nghiệp công suất lớn.
Khi bạn mở bất kỳ vòi nước nào để lấy nước sử dụng, máy bơm sẽ tự hoạt động và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn. Khi hết nhu cầu sử dụng, bạn đóng vòi nước lại, máy bơm cũng tự ngưng hoạt động và ngừng cung cấp nước.
Máy bơm tăng áp được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: bình áp lực và thân bơm. Ngoài 2 bộ phận chính, máy bơm tăng áp còn có các bộ phận phụ như: cửa hút, cửa xả, công tắc áp lực, chân đế, dây điện,…
Nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp
Hiện nay, dòng máy bơm tăng áp cũng khá đa dạng về thiết kế, mẫu mã, chủng loại, công năng,… Vì vậy, có thể dựa vào thiết kế, người ta có thể chia bơm tăng áp thành nhiều loại khác nhau. Mặc dù, có nhiều loại nhưng các dòng máy bơm tăng áp đều có chung một nguyên lý hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp dựa trên sự thay đổi áp suất bên trong đường ống. Khi áp suất bên trong ống thay đổi, áp lực lên ống ở các vị trí cũng khác nhau.
Chẳng hạn, khi áp suất trong ống giảm xuống, hệ thống cảm biến trong ống sẽ phát ra tín hiệu và truyền tới bộ phận công tắc áp lực. Tại đây, khi tín hiệu truyền tới công tắc sẽ tự động bật làm cho máy hoạt động.
Ngược lại, khi áp suất trong ống tăng lên, hệ thống cảm biến cũng sẽ truyền tín hiệu tới công tắc áp lực. Tương tự, công tắc cũng sẽ tự động ngắt điện và máy bơm sẽ ngừng hoạt động.
Mức áp lực trên máy bơm nước tăng áp có thể được điều chỉnh dễ dàng trên thân bơm. Bạn có thể thuận lợi điều chỉnh tăng hoặc giảm mức áp lực cho máy bơm bằng chiếc tua vít. Tuy nhiên, nếu bạn đặt mức áp lực quá lớn thì hoạt động của máy dễ bị giảm hiệu quả. Còn nếu bạn cài đặt mức áp lực quá thấp thì máy sẽ hoạt động liên tục, gây tốn điện và ồn ào.
Bài viết xem thêm: Cách quản lý độ ẩm trong nhà xưởng hiệu quả nhất
Ưu nhược điểm của máy bơm tăng áp
Một số ưu điểm nổi trội của máy bơm tăng áp như sau:
- Có thể giữ ổn định hoặc tăng áp suất trong hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng mục đích của người sử dụng.
- Máy có thiết kế nhỏ gọn với kích thước vừa phải và tiện dụng
- Khi hoạt động máy không phát ra tiếng động gây ồn ào.
- Vỏ ngoài thường được làm đồng hoặc inox nên có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn tốt.
- Phụ kiện trong máy dễ dàng lắp ráp và thay mới khi cần.
- Có thể được lắp đặt trực tiếp với hệ thống đường ống.
- Máy có thể hoạt động trong điều kiện môi trường khác nhau.
Bên cạnh những ưu điểm trên, máy bơm tăng áp vẫn còn tồn tại một vào nhược điểm nhỏ như sau:
- Giá thành của máy tương đối cao
- Những máy công suất càng nhỏ tiêu thụ càng nhiều điện năng
- Ít đa dạng về mẫu mã, chủng loại hơn các loại máy bơm khác trên thị trường.
- Chỉ có thể được dùng trong những điều kiện cụ thể.
Những nhược điểm trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến công năng của máy. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn. Những nhược điểm này sẽ sớm được các nhà sản xuất khắc phục nhanh chóng.
Bài viết liên quan: Bạn biết gì về máy tạo ẩm phun sương cao áp hiện nay
Ứng dụng của máy bơm tăng áp
Máy bơm tăng áp đã và đang trở thành thiết bị không thể thiết trong nhiều gia đình, đặc biệt ở những khu vực có nguồn nước yếu. Dưới đây là một số ứng dụng trên thực tế thường gặp của máy bơm tăng áp:
- Bơm tăng áp cho bình nước nóng lạnh: Nhiều gia đình sử dụng bình nước nóng lạnh năng lượng mặt trời nhưng đặt ở vị trí quá thấp so với đầu ra nên dòng chảy rất yếu. Để khắc phục tình trạng này, máy bơm tăng áp là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khi mua bơm tăng áp cho bình nước nóng lạnh, bạn cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
- Bơm tăng áp lên bồn nước: đây là dòng bơm tăng áp nhằm hút nước từ mặt nước, sau đó đẩy lên một độ cao nhất định. Người ta thường dùng bơm tăng áp để đẩy nước dưới thấp lên các bồn chứa trên cao.
- Ngoài ra, bơm tăng áp còn được dùng để tăng áp suất nước cho hệ thống bơm tăng áp nhà cao tầng, bơm chữa cháy.
Bơm tăng áp được dùng kèm với các thiết bị trong gia đình như: máy giặt, vòi sen, vòi rửa,… Khi dòng nước trong các thiết bị chảy mạnh hơn sẽ rút ngắn thời gian sử dụng lại. Do đó, tiết kiệm thời gian và điện năng cho gia đình. - Ngoài các dòng máy bơm tăng áp công suất lớn những dòng máy bơm tăng áp mini cũng được ưa chuộng hơn. Những dòng máy bơm này có công suất nhỏ, thường được dùng cho một mục đích nhất định. Chẳng hạn như gắn vào các hệ thống cấp nước với mục đích: tưới cây, rửa xe ô tô, phun sương, rửa máy lạnh,… Ngoài ra, bơm tăng áp mini còn được sử dụng để lưu thông dòng nước, tạo oxy và tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá.
- Bên cạnh các ứng dụng trong gia đình, bơm tăng áp còn được sử dụng trong công nghiệp: bơm tăng áp nước nóng cho hệ thống nồi hơi,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, cấu tạo & nguyên lý hoạt động của máy bơm tăng áp. Hy vong, qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về máy bơm tăng áp và những ứng dụng của nó trong cuộc sống như các loại máy phun sương nhà xưởng.