Van điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hệ thống nhà máy công nghiệp. Chúng được biết đến để chuyển đổi năng lượng điện năng thành năng lượng cơ học. Đồng thời, còn có khả năng điều khiển tự động từ xa đối với dòng chảy của chất lỏng. Tuy nhiên, với nhiều người thì van điện tử vẫn còn khá xa lạ. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về van điện tử và cấu tạo van điện tử.
Van điện tử (tiếng Anh là: solenoid valve) được hiểu là một thiết bị cơ điện, được dùng để đóng/mở dòng chảy của chất lỏng hoặc chất khí. Van được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V thông qua nguyên lý đóng/mở do lực tác động của một cuộn dây điện từ.
Tùy vào từng tiêu chí khác nhau mà có nhiều loại van điện tử khác nhau. Dựa vào chức năng người ta có thể chia van điện tử ra làm hai loại: van điện tử thường đóng và thường mở. Dựa vào chất liệu thì cơ bản có bốn loại: van điện tử làm bằng nhựa, van điện tử làm bằng đồng, van điện tử làm bằng gang và van điện tử làm bằng inox.
Tùy vào mỗi loại van điện tử khác nhau sẽ có thiết kế và cấu tạo van điện tử khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chúng cũng có những điểm chung. Đó là các van điện tử sẽ được cấu tạo từ các thành phần riêng lẻ, sau đó được lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Các thành phần riêng lẻ đó bao gồm:
Đối với cấu tạo van điện tử như trên, tất cả các loại van điện tử dù khác nhau cũng sẽ có một nguyên lý hoạt động chung như sau:
Ở trạng thái đóng, lò xo trong cuộn dây điện từ sẽ ép vào lõi sắt. Khi thiết bị được kết nối với nguồn điện thông qua dây dẫn, một dòng điện sẽ đi qua cuộn dây điện từ. Tại đây, cuộn dây điện từ sẽ sinh ra một từ trường điện tác động làm hút lõi sắt ra khỏi lò xo. Khi đó, khe hở sẽ được mở hoàn toàn giúp cho lưu chất dễ dàng đi qua. Lúc này, van đã ở trạng thái mở và hoạt động một cách tự động.
Đa số các loại van điện từ thường được sử dụng là loại van thường đóng. Loại van thường đóng cũng hoạt động dựa trên nguyên lý chung này. Đồng thời, đối với loại van thường mở và van khí nén cũng tương tự với nguyên lý hoạt động như trên.
Như vậy, van điện tử là một thiết bị điện tử mà khi được cấp điện năng hoặc khử năng lượng thì sẽ đóng/mở van cho dòng chất lỏng đi qua. Cơ cấu chấp hành của van điện tử có dạng như một nam châm điện. Khi có điện năng đi qua, một từ trường được sinh ra, tạo thành lực tác động lên pittông làm cho pittong di chuyển. Ngược lại, khi ngắt dòng điện, pittong di chuyển về trạng thái ban đầu.
Qua quá trình không ngừng phát triển, chức năng của van điện tử ngày nay đã được cải thiện rất nhiều. Các loại van an toàn và hiệu quả đã được ra mắt rất nhiều trên thị trường. Van điện tử là một lựa chọn thông minh và hữu hiệu cho các hệ thống mà tốc độ là yếu tố quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số ưu điểm chính của van điện tử:
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm vừa kể trên, van điện tử vẫn còn tồn tại một số nhược điểm liên quan chủ yếu đến nguồn điện. Khi nguồn điện cung cấp không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bình thường và tuổi thọ của van. Một số nhược điểm như:
Van điện tử được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp cũng như thông các thiết bị dân dụng. Trong công nghiệp, van được dùng nhiều trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi,…hoặc được lắp đặt trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời, van điện tử còn là thiết bị chống cháy nổ trong hệ thống xăng dầu, khi đốt, khí gas,…
Trong lĩnh vực dân dụng, van điện từ thường được bắt gặp trong hệ thống cấp nước, máy giặt quần áo, máy bơm nước,… Ngoài ra, van điện tử còn được sử dụng trong các nhà vườn để tưới tiêu phục vụ trồng trọt.
Tóm lại, van điện từ thường được ứng dụng nhiều ngành nước và trong công nghiệp. Các ứng dụng van điện từ phổ biến bao gồm: các đơn vị sản xuất máy làm lạnh, máy điều hòa không khí, các hệ thống thủy lực và khí nén.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về van điện tử và cấu tạo van điện tử. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống. Cảm ơn vì đã theo dõi chúng tôi.
Bài viết gia đình nên xem thêm